Khuyến mãi

DANH SÁCH CÁC CHẤT GÂY DỊ ỨNG TRONG THỰC PHẨM VÀ MẸO XỬ LÝ

Trung
Th 7 06/01/2024
Nội dung bài viết

Nếu bạn kinh doanh dịch vụ ăn uống, bạn phải chủ động tìm hiểu về các chất gây dị ứng thực phẩm thông thường và các cách ngăn ngừa. Theo CDC, có khoảng 6,2% người lớn và 5,8% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở Hoa Kỳ bị dị ứng thực phẩm. Dù rằng, phục vụ một cách an toàn cho khách hàng bị dị ứng thực phẩm có vẻ chứa nhiều rủi ro và phức tạp, việc chủ động đề ra các biện pháp và quy trình an toàn thực phẩm cần thực hiện giúp giảm nguy cơ phản ứng dị ứng với thực phẩm. Dưới đây là các chất gây dị ứng thực phẩm chính và cách bảo vệ khách hàng của bạn phòng tránh.

9 CHẤT GÂY DỊ ỨNG PHỔ BIẾN

Có hơn 160 nguồn gây dị ứng thực phẩm, có chín chất gây dị ứng khi chiếm 90% tất cả các phản ứng gây dị ứng trong thực phẩm. Tiêu thụ những thực phẩm có chứa nhóm chất này sẽ nhiều khả năng dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.

1. SỮA BÒ

Dị ứng sữa bò là một trong những dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những người bị dị ứng với sữa bò cũng nên tránh dùng sữa từ các vật nuôi khác. Nếu bạn phục vụ những thức uống như café, bạn hãy khám phá những loại kem không sữa tốt nhất cho cà phê.

Các sản phẩm từ sữa gây dị ứng sữa phổ biến: Sữa bơ, phô mai, bánh pudding, kem chua,…

Nguồn gây dị ứng sữa khác: Caramel, sô cô la, bít tết,…

2. TRỨNG

Nhiều người cũng bị dị ứng với trứng. Lòng trắng trứng có chứa các protein gây dị ứng, nhưng những người mẫn cảm với lòng trắng trứng cần tránh ăn trứng vì không thể tách rời hoàn toàn giữa lòng trắng và lòng đỏ.

Các nguồn gây dị ứng trứng phổ biến: Đồ nướng, mì ống, kẹo dẻo, sốt mayonnaise

Những nguồn gây dị ứng trứng ngoài mong muốn: Bọt phủ trên đồ uống, mì từ trứng, đồ chiên rán,…

3. ĐẬU PHỘNG

Đậu phộng khác với các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân và hạt điều. Chúng mọc dưới lòng đất và cùng họ với đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng và đậu nành.

Các nguồn gây dị ứng đậu phộng phổ biến: Đồ nướng, kẹo, bơ đậu phộng, các loại hạt hỗn hợp,…

Nguồn gây dị ứng đậu phộng ngoài mong muốn: Trứng cuộn, bánh kếp, sản phẩm thay thế thịt

4. QỦA HẠCH

Các loại hạt cây bao gồm hạt điều, quả hồ trăn, quả phỉ, quả óc chó, quả hạch Brazil, quả hạnh nhân và dừa. Hầu hết những người bị dị ứng với một trong các loại hạt cây này cũng bị dị ứng với các loại còn lại. Các loại hạt và đậu phộng thường tiếp xúc với nhau trong quá trình sản xuất.

Các nguồn gây dị ứng hạt cây phổ biến: Bơ hạt, sốt pesto, các loại hạt nhân tạo, các sản phẩm thay thế sữa làm từ hạt.

Nguồn các chất gây dị ứng từ hạt cây ngoài mong muốn: Ngũ cốc, thanh năng lượng, cà phê có hương vị hạt, xúc xích Ý,…

5. CÁ

Có hơn 50% số người bị dị ứng với một loại cá cũng bị dị ứng với các loại cá khác. Những người bị ảnh hưởng nên tránh các nhà hàng hải sản và chợ vì cá có nguy cơ tiếp xúc chéo cao với những thực phẩm khác ở những nơi này.

Nguồn gây dị ứng cá phổ biến: Tất cả các loại cá.

Nguồn gây dị ứng cá ngoài mong muốn: Sốt thịt nướng, sốt Caesar, bánh mì thịt, sốt Worcestershire.

6. ĐỘNG VẬT CÓ VỎ

Động vật có vỏ được chia thành hai nhóm: giáp xác (tôm, cua, ghẹ,…) và động vật thân mềm (nghêu, trai, hàu, sò điệp,…). Động vật giáp xác chiếm phần lớn nguyên nhân tạo ra dị ứng ở động vật có vỏ. Những người bị dị ứng với động vật có vỏ không phải lúc nào cũng bị dị ứng với cá, nhưng vẫn nên cẩn trọng.

Các nguồn gây dị ứng động vật có vỏ phổ biến: Động vật giáp xác, động vật thân mềm.

Nguồn gây dị ứng động vật có vỏ ngoài mong muốn: Món ăn châu Á, nước mắm.

7. ĐẬU NÀNH

Đậu nành thường không được tìm thấy trong chế độ ăn của người Mỹ. Tuy nhiên, chúng thường được sử dụng trong các loại thực phẩm chế biến sẵn và nhiều người dùng chúng như sản phẩm thay thế thịt.

Các nguồn gây dị ứng đậu nành phổ biến: Đậu nành, nước tương, đậu phụ, tương nén.

Nguồn gây dị ứng đậu nành ngoài mong muốn: Cá ngừ đóng hộp, thịt chế biến sẵn, bánh quy, súp đóng hộp.

8. LÚA MÌ

Dị ứng lúa mì là phản ứng miễn dịch với protein trong lúa mì. Còn những người mắc bệnh celiac là một rối loạn miễn dịch gây ra do tiêu thụ gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Nếu khách của bạn bị dị ứng với lúa mì, hãy sử dụng nguyên liệu không chứa gluten và các loại ngũ cốc thay thế như diêm mạch, gạo và kiều mạch.

Các nguồn gây dị ứng lúa mì phổ biến: Bánh mì, mì ống, hạt couscous, bột mì, mì căng,…

Nguồn gây dị ứng lúa mì ngoài mong muốn: Kem, bánh cuộn, thanh cua, súp, thịt chế biến,…

9. MÈ

Mè là chất gây dị ứng mới nhất 9 chất gây dị ứng phổ biến. Các protein có trong hạt vừng là thủ phạm chính gây ra các dị ứng và những người bị dị ứng vừng nên tránh tất cả các sản phẩm có chứa hạt vừng, bột mè và dầu mè. Những người này cũng nên thận trọng khi tiêu thụ đồ nướng vì hạt mè thường được sử dụng trong các tiệm bánh và có thể tiếp xúc với các nguyên liệu làm bánh khác.

Các nguồn gây dị ứng mè phổ biến: Đồ nướng, khoai tây chiên, món ăn châu Á, món ăn Địa Trung Hải,…

Những nguồn gây dị ứng vừng ngoài mong muốn: Salad, bơ thực vật, mì, thịt chế biến sẵn,…

Những chia sẻ cùa Toàn Phát mong rằng sẽ đóng góp ít nhiều trong những lưu ý mà mọi người thường gặp phải.

Toàn Phát tự hào là đơn vị 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công hệ thống bếp công nghiệp - gas - hút khói - thoát sàn cho nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện. 

Nếu bạn đang tìm đơn vị tư vấn thiết kế - sản xuất lắp đặt các thiết bị bếp cho nhà hàng của mình, cũng như cần trang bị tủ lạnh công nghiệp, thiết bị bếp Á, thiết bị bếp Âu, thiết bị làm bánh, thiết bị bar cafe thì hãy liên hệ Toàn Phát:

CÔNG TY KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI TOÀN PHÁT

Showroom TP.Hồ Chí Minh: 174 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TP. HCM

Chi nhánh Đà Nẵng: Xã Hoà Châu, Huyện Hoà Vang, Tp Đà Nẵng

Chi nhánh Hà Nội: Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 08 9838 9838 – 0905 91 5679

Facebook: fb.me/thietbibepnhahang

Youtube: https://goo.gl/RZut95

Toàn Phát – Niềm Tin – Chất Lượng cho mọi dự án!

Nội dung bài viết
Thu gọn